Từ Cự Nguyên
Thời nhà Minh, Từ Cự Nguyên người Nam Xương, tự là Thế Phổ, đỗ tiến sĩ năm Sùng Trinh, nổi tiếng về thư pháp, người thân họ Trâu mời ông đến để mở lớp dạy học. Trên đường đi, Từ Cự Nguyên gặp một cơn gió lạ, thổi ông lên tầng mây, thấy một người mặc trường bào, tay cầm thẻ quan đến đón ông và nói: “Minh phủ tạo cung điện, kính mời tiên sinh viết câu đối”.
Từ Cự Nguyên đi theo người này, đến một chỗ như là nơi của Đế Vương, những tấm biển câu đối đã sắp xếp xong, chỉ là chưa viết chữ. Hoành phi là: “Nhất thiết duy tâm tạo” (Hết thảy đều do tâm tạo thành). Liên ngữ là: “Tác sự vị kinh thành tử án, nhập môn do khả vọng sinh hoàn” (Sự việc chưa làm xong đã phải chết, đến cửa rồi vẫn mong sao còn được sống). Sau khi Từ Cự Nguyên viết xong, Diêm Vương suy nghĩ nên tạ ơn như thế nào, thì ông xin cho mẹ tăng thêm 12 năm tuổi thọ, Diêm Vương đã đáp ứng.
Lúc này, Từ Cự Nguyên thấy phán quan cầm sổ ghi chép sinh tử, liền xin tra giúp mình một chút, phán quan nói: “Đây là sổ ghi chép người chết bình thường, ông là chết oan. Không có ghi trong sổ này”. Nói xong phán quan lấy ra một cuốn sổ ghi chép khác có chữ Hỏa (火), trong đó viết: “Vào tháng đó ngày đó, Từ Thần Nguyên bị chết cháy”. Từ Cự Nguyên vô cùng sợ hãi, cầu xin Diêm Vương sửa lại.
Diêm Vương nói: “Đây là ý Trời. Thế nhưng, ta tạm thời đáp ứng yêu cầu của anh, nhưng anh phải nhớ kỹ ngày giờ, đến lúc đó không nên tới gần lửa là được”.
Từ Cự Nguyên cảm ơn và từ biệt Diêm Vương, trở về, vội vàng chạy tới nhà họ Trâu. Chủ nhân thất kinh, hỏi: “Một năm nay tiên sinh đi đâu vậy? Kiệu phu vì ném tiên sinh đi, bị người bẩm báo cho quan phủ, vì có điều nghi ngờ nên họ đã bị giam giữ trong ngục giam trong trấn một thời gian rất lâu rồi”. Từ Cự Nguyên kể hết duyên cớ sự tình, rồi đi đến quan phủ, giải thích mọi việc rõ ràng.
Thời đó, Hùng Văn Kỷ là người cùng huyện với ông, hiệu là Tuyết Đường, là Lại Bộ Thị Lang (Cổ xưa gọi là Thiếu Tể) đã về hưu, nhàn cư ở nhà. Một ngày, Hùng Văn Kỷ mời Từ Cự Nguyên đến uống rượu, chưa uống xong, Hùng Văn Kỷ bỗng không uống nữa, rồi nói: “Bụng tôi đau quá, không thể tiếp anh nữa rồi”.
Từ Cự Nguyên hay đùa nói: “Cổ đại có Tái Tể Bì, hôm nay lại có Thiếu Tể Bệnh sao?” Hùng Văn Kỷ nghe vậy cảm thấy rất không vui. Từ Cự Nguyên trước khi về, có viết lại một bài thơ Đường tứ tuyệt “Thiên Sơn Điểu Phi Tuyệt”* của Liễu Tông Nguyên lên vách tường, nhưng ông viết ngược lại bốn câu thơ đó, thành ra, bốn chữ cuối câu ghép lại thành “Tuyết ông diệt tuyệt”. Hùng Văn Kỷ nhìn thấy bốn chữ này, nên trong lòng ghi hận Từ Cự Nguyên.
Về sau, Từ Cự Nguyên nhớ lời nhắc lúc ở Minh phủ, đặc biệt sợ lửa, nên không dám gần vật dụng bằng gỗ, ở trong núi xây một gian phòng đá, đem theo lương thực, ở trong phòng đá tránh tai họa. Lúc ấy, bọn cướp hoành hành, Hùng Văn Kỷ phái người tung tin đồn, nói trong động ở núi Tây Sơn của Từ Cự Nguyên giấu rất nhiều vàng. Bọn cướp nghe vậy, liền lên Tây Sơn cướp bóc, kết quả không tìm thấy vàng, bọn chúng đã dùng bàn ủi thiêu đốt toàn thân Từ Cự Nguyên, khiến ông chết cháy.
Trong cuốn sách này ghi lại, kết luận số mệnh có ý tứ rất rõ ràng, một người sẽ chết bình thường, hoặc chết ngoài ý muốn, ghi rõ là chết vì lửa, ở không gian khác đều đã có ghi lại. Từ Cự Nguyên cầu xin Diêm Vương, Diêm Vương nói là ý Trời, cũng đáp ứng sẽ giúp đỡ, nhưng chính ông cần phải không được đến gần lửa. Vì vậy, Từ Cự Nguyên dứt khoát ngay cả vật dụng bằng gỗ cũng kiêng kỵ, ở trong phòng đá, nghĩ rằng đã không còn dính dáng gì đến lửa, ai ngờ người tính không bằng trời tính, cuối cùng vẫn bị bọn cướp dùng bàn ủi thiêu chết.
Có thể có người nói, những thứ bạn viết đều có sử dụng nội dung quái, lực, loạn, thần, những nội dung đó sớm đã bị khoa học ngày nay vứt bỏ rồi, vậy mà còn lấy những thứ này làm minh chứng. Thật ra, những điều bị coi là quái, lực, loạn, thần này rất nhanh sẽ được xem là tân tiến, là những thứ thâm sâu ảo diệu nhất, là điều tối căn bản của nhân loại và vũ trụ để nghiên cứu.
Gần đây, trên web Đại Kỷ Nguyên có đăng một bài “Sự Bất Tử Của Linh Hồn Được Các Nhà Khoa Học Chứng Minh Bằng Cơ Học Lượng Tử”, độc giả có thể xem ở link bên dưới:
Trong bài báo có viết: Gần đây, nhà khoa học Robert Lanza của nước Mỹ đã chứng minh sự bất tử của linh hồn căn cứ vào cơ học lượng tử đã được giới truyền thông truyền rộng trên khắp thế giới, tạo nên sự quan tâm của mọi người.
Giáo sư Robert Lanza tại Đại học Y Wake Forest North Carolina thông qua nghiên cứu đã phát hiện, trong cơ học lượng tử đã có đầy đủ căn cứ chứng minh chính xác rằng con người sau khi chết không biến mất, cái chết chỉ là ảo giác do ý thức của nhân loại tạo thành.
Lanza nói: “Khi tim người ngừng đập, máu ngừng chảy, tức là lúc nguyên tố vật chất ngừng hoạt động, thì ý thức của con người vẫn có thể hoạt động, ngoài sự hoạt động của thân thể xác thịt này, còn có tín tức lượng tử khác siêu việt thân thể cũng hoạt động, thường gọi là “linh hồn”.
Như vậy, linh hồn rốt cuộc tồn tại ở đâu? Giáo sư Lanza cho rằng, linh hồn chẳng những có thể tồn tại trong vũ trụ này của chúng ta, nó còn có thể tồn tại trong vũ trụ khác. Năng lượng của ý thức linh hồn tại một thời điểm nào đó có thể được gọi trở về để nhập vào một thân thể khác. Cùng lúc đó, nó có thể tồn tại không cần thân thể vật chất ở một thế giới chân thực nào khác, tức là có thể là một vũ trụ khác. Theo góc độ này thì khoa học thực chứng đã có thể chứng minh tính chân thật của Luân Hồi.
Có thể thấy được, con người sau khi chết không phải là hết, mà là dùng hình thức linh hồn để đi vào một không gian khác, người ta nói phải tin vào khoa học, khoa học ngày nay đã có thể chứng minh linh hồn là bất tử, thế giới quỷ thần đã không còn là những câu chuyện trong văn học được hư cấu nên, mà là liên quan đến tri thức về sinh mệnh và vũ trụ.
Chú thích:
*: Đây là bài thơ “Giang Tuyết” của Liễu Tông Nguyên.
Nguyên thơ là:
Thiên sơn điểu phi tuyệt, vạn kính nhân tung diệt.
Cô chu thoa lạp ông, độc điếu hàn Giang tuyết.
Diễn nghĩa:
Núi Thiên Sơn không có chim bay, trên kính băng vô hạn không thấy một bóng người.
Có một ông lão trên một chiếc thuyền duy nhất, ông lão cô đơn giăng câu trên dòng sông lạnh lẽo tuyết phủ đầy.
Từ cuộc đời của Liễu Tông Nguyên, người ta mới thấu hiểu hàm nghĩa của bài thơ. Sau khi “Cách tân Vĩnh Trinh” thất bại, Liễu Tông Nguyên bị giáng chức liên tục, nhưng vẫn thủy chung bảo trì một tinh thần ương ngạnh. Tương tự như hình ảnh ông lão trong bài thơ, thân ở nơi cô hàn lạnh lẽo vẫn làm theo ý mình, tại nơi mịt mờ không bóng người vẫn bình chân như vại.
Từ Cự Nguyên lại viết ngược, và bốn chữ cuối “Tuyết ông diệt tuyệt” với ngụ ý là ý chí của ông lão đã bị tuyệt diệt trong tuyết, ông chê cười Hùng Văn Kỷ rằng già rồi không còn giữ ý chí của một vị quan Lại Bộ Thị Lang; khiến Hùng Văn Kỷ ôm hận trong lòng.
No comments:
Post a Comment