Vương Việt
(Fotolia)
Thời Minh triều Cảnh Thái Tông Năm thứ hai Tân Mùi (1451), lúc chuẩn bị kết thúc kỳ thi Đình, bỗng nhiên cuồng phong gào thét, bụi vàng che kín bầu trời. Các cống sĩ đều nhắm mắt nằm ở trên bàn, không thể viết tiếp được. Trong chốc lát, bài thi của một cống sĩ bị gió thổi bay lên giữa không trung, càng bay càng xa.
Sau khi thẩm tra, thì ra là bài thi của thí sinh Vương Việt ở huyện Tuấn (nay là huyện Tuấn, tỉnh Hà Nam). Ông nói bài thi đã làm xong còn sao chép nữa, bản chính bị gió thổi đi, bây giờ còn lại bản thảo. Quan niêm phong Diệp Thịnh rất đồng tình, liền nói với quan giám thị Trần Thúc Thiệu rằng: “Việc này nên tâu lên Hoàng Đế nhà Minh, xử lý đặc biệt, không nên khiến thí sinh này chậm trễ thêm ba năm nữa”.
Trần Thúc Thiệu là Ngự Sử, nếu gặp chuyện có tư cách tấu lên trên, vì vậy lập tức thảo tấu. Sau đó được Thánh chỉ: Để Lễ Bộ trọng sao (sao chép kỹ càng không được sơ suất) lại bài thi một lần nữa. Bởi vì bài viết của Vương Việt rất dài, lại là trọng sao, cho nên dù che tên rồi, mọi người cũng phân biệt được; sự tình ngoài ý muốn này khiến các vị quan chấm thi rất hiếu kỳ, đều tranh nhau quyền đọc trước bài thi của anh, đều nhất trí cho rằng phẩm chất không tệ, tên của anh cũng liền được xếp phía trước.
Năm thứ hai, Cao Ly (Triều Tiên ngày nay) tiến cống sứ giả, cung kính trình lên một cuộn giấy, mở ra xem xét tại chỗ, đúng là bài thi Đình của Vương Việt bị gió cuốn bay. Bài thi này vượt qua biển cả, bay qua mấy ngàn dặm lại hoàn hảo không tổn hao gì, Vua và dân đều lấy làm lạ. Các chuyên gia số tử vi nghe vậy, đều nói đó là “Vạn dặm phong hầu chi triệu”, sau này thật đúng là đã ứng nghiệm.
Mấy mươi năm về sau, Vương Việt ở Tây Bắc quả thật dùng võ dương danh, chức quan thấp nhất cũng là Bảo Kim Thái Tử Thái Phó, Binh Bộ Thượng Thư, Chinh Tây Tiền Tướng Quân; phong tước Uy Ninh Bá. Ông chết năm 76 tuổi trong quân doanh, được phong tặng Thái Phó, hiệu Tương Mẫn.
Chuyện này được ghi trong sách, đối với người cho rằng mắt thấy mới tin, thì quả thực là thiên phương dạ đàm, bài thi bị gió thổi bay, làm sao còn hoàn hảo không tổn hao gì từ Cao Ly mấy ngàn dặm xa đem về? Đối với những người này mà nói thì là: Đánh chết cũng không tin! Đúng vậy, khi chúng ta sống trong không gian này thì không cách nào lý giải, kinh và tin tưởng được.
Nhưng nếu không phát sinh chuyện như vậy, tại sao người xưa lại có ghi chép? Họ muốn lừa gạt hậu nhân sao? Hoặc muốn đạt được điều gì sao? Thời đó cũng không lưu hành tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, họ chỉ thấy, biết mới ghi chép lại, ý là để hậu nhân nghiên cứu và kiểm chứng.
Nếu có thể bỏ đi sự cố chấp cá nhân, không cần lấy tri thức hiện nay làm tiêu chuẩn mà đánh giá những sự tình không biết kia, có thể sẽ lại dễ dàng tiếp cận với chân tướng. Giống như, trong vũ trụ tồn tại rất nhiều không gian khác nhau, nhân loại chỉ sinh tồn ở một không gian đặc định nào đó trong số chúng, không cách nào tiến vào bất kỳ không gian khác nào, cho nên đối với những việc xảy ra ở không gian kia thì không cách nào lý giải, vì vậy cho rằng không gian khác là không tồn tại, là mê tín, ngu muội, lạc hậu.
Nếu có thể bỏ đi thiên kiến tiên nhập vi chủ kia, sẽ có thể lý giải đối với rất nhiều những hiện tượng mà trước đó không thể lý giải. Lấy bài thi này làm ví dụ, bài thi bị cuồng phong xoáy lên, ngẫu nhiên rơi vào một không gian khác, quan niệm về thời gian và không gian ở nơi đó khẳng định không giống với quan niệm về thời gian và không gian của chúng ta nơi này, cho nên khi bài thi rơi xuống lại không gian của nhân loại, thì đã ở đất Cao Ly, người Cao Ly thấy bài thi ở Đại Minh rơi xuống thì cũng không hiểu thấu, không biết chuyện gì xảy ra, liền nhân dịp gửi sứ giả đưa trở về, chuyện đơn giản là như vậy, chấp nhận sự tồn tại của không gian khác liền có thể dễ dàng giải thích mọi chuyện.
Giống như việc thừa nhận rằng ngoài nơi chúng ta ở, ngoài nền văn minh mấy ngàn năm của Trung Quốc, ở địa cầu khác cũng có tồn tại các nước lớn khác – nước Mỹ, chuyện đơn giản là vậy. Không nên bởi vì đứng trước cửa nhà mình, nhìn không thấy nước Mỹ, liền nói nước Mỹ không tồn tại; nên liền nói những chuyện xảy ra ở nước Mỹ như dân chủ, tuyển tổng thống, tự do…đều là giả, là mê tín, phong kiến, ngu muội, lạc hậu, thật ra nguyên nhân chính là do nếu chỉ đứng ở nhà mình thì căn bản là nhìn không thấy, sờ không được.
Các chuyên gia số tử vi đều biết rõ chuyện này, đều nói là “Vạn dặm phong hầu chi triệu”, đây đều là thiên cơ hiện ra ở đất nước Thiên nhân hợp nhất như Trung Quốc, là chỗ tinh hoa trong văn hóa của dân tộc Trung Hoa, đương nhiên sẽ ứng nghiệm.
Nói đến “Vạn dặm phong hầu”, không thể nào không nhắc đến Ban Siêu, Ban Siêu (32 ~ 102 SCN), chữ Trọng Thăng. Người quận Phù Phong huyện Bình Lăng (nay là Thiểm Tây Hàm Dương Đông Bắc), là nhà quân sự, ngoại giao trứ danh thời Đông Hán. Theo <Hậu Hán Thư> ghi lại: Ban Siêu là con của huyện lệnh Từ Huyện Ban Bưu, ông là người có chí hướng lớn, không câu nệ tiểu tiết; hiếu thuận với cha mẹ, làm người kính cẩn, ở nhà lo liệu vất vả cần cù chịu đựng gian khổ, nhưng trong tâm không hề cảm thấy khổ cực.
Ban Siêu có tài ăn nói khéo léo, đọc nhiều sách. Hán Minh Đế Vĩnh Bình năm thứ năm (62 SCN), anh trai của Ban Siêu được mời vào kinh thành đảm nhiệm Giáo Thư Lang, Ban Siêu và mẹ cũng cùng chuyển nhà đến Lạc Dương. Ban Siêu gia cảnh bần hàn, thường giúp quan gia ghi chép sách, lấy tiền nuôi dưỡng mẹ.
Bởi vì trong một thời gian dài làm việc khổ cực, ông từng than thở: “Đại trượng phụ nếu không có chí hướng mưu lược, nên làm theo Phó Giới tử, Trương Kiên, lập công ở biên giới , lấy công phong hầu, sao có thể tiếp xúc hoài với giấy mực chứ?” Các đồng nghiệp xung quanh nghe xong đều cười ông. Ban Siêu nói: “Phàm phu tục tử sao có thể hiểu được chí khí tráng sĩ đây?”
Sau này, ông đi tìm thầy xem tướng, thầy xem tướng nói: “Tổ tiên anh tuy là dân chúng bình dân, nhưng sau này nhất định được phong hầu ở vạn dặm bên ngoài.” Ban Siêu hỏi nguyên nhân, thầy tướng số nói chỉ vào ông và nói: “Anh ngày thường có cằm như chim én, cổ như hổ; chim én thì muốn bay xa, hổ thì có thể ăn thịt, hưởng thụ phú quý, đây là mệnh vạn dặm phong hầu đó!”
Sau này Ban Siêu bỏ viết theo việc binh đao, theo Đậu Cố xuất kích dân tộc Hung Nô ở phương Bắc, lại phụng mệnh đi sứ Tây Vực, đến năm ba mươi mốt tuổi, bình định hơn mười quốc gia Tây Vực, cũng góp công khiến hơn năm mươi quốc gia đều quy phụ Hán vương.
Năm 95 SCN (Vĩnh Nguyên năm thứ bảy), Triều Đình vì khen ngợi công trạng của Ban Siêu, hạ chiếu phong ông làm Định Viễn hầu, thực ấp ngàn hộ, hậu nhận xưng là “Ban Định Viễn”. Đó là kết cục “Vạn dặm phong hầu”, từ hơn ba mươi năm trước đã được thầy tướng số dự đoán, vận mệnh con người không phải đã được định trước rồi sao?
No comments:
Post a Comment