October 2, 2015

- Bệnh Loãng Xương

http://suckhoe9.com/wp-content/uploads/2013/04/Trieu-chung-benh-loang-xuong-khi-ve-gia.png

Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, người bị bệnh loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến khi gặp phải biến chứng gãy xương. Chính vì xảy ra từ từ nên nhiều người lầm tưởng đây là bệnh thông thường không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trên thế giới thì đây là căn bệnh nguy hiểm phát triển nhanh chỉ sau bệnh tim mạch. Ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người gặp nguy cơ bị loãng xương. Các kết quả nghiên cứu mới công bố cho thấy Việt Nam có gần 3 triệu người bị loãng xương và dự đoán đến năm 2050 số ca bị gãy xương chậu có thể lên tới hơn 47.650 ca. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cũng cho thấy phần lớn phụ nữ Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu canxi cho cơ thể.  Để hiểu thêm sâu về bệnh loãng xương, những thông tin dưới đây rất bổ ích cho các bạn.


Xương là một mô sống?
http://medinet.vn/van-phuc-yktt/5cfedd606d.jpg206 xương của bạn là mô sống.  Thậm chí khi bạn không còn tăng trưởng chiều cao, xương không ngừng tái cấu trúc bằng quá trình phân hủy xương già và bồi đắp tạo xương mới. Và tại bất cứ thời điểm nào 7% xương trong cơ thể bạn cũng được tái cấu trúc mới.
Trong 20 năm đầu đời, quá trình tạo xương nhanh hơn quá trình hủy xương, xương “khỏe mạnh” nhất khi con người ở độ tuổi 30. Ở phụ nữ, can-xi xương giữ ổn định đến tuổi mãn kinh. Sau đó quá trình hủy xương diễn ra rất nhanh và trong 5-7 năm sau mãn kinh, xương mất khảng 1/5 lượng can-xi. Riêng ở nam giới, quá trình mất xương diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên từ 65-70 tuổi, quá trình mất xương diễn ra ở nam và nữ như nhau.

1. Bệnh loãng xương là gì?
http://suckhoe68.com/upload_images/phong-va-chua-benh-loang-xuong.jpg

Bệnh loãng xương phát sinh khi xương mất quá nhiều can-xi đến nổi xương trở nên mỏng và giòn. Người bị bệnh loãng xương dễ bị gãy xương chậu, xương cổ tay, xương sống và một số xương khác sau chấn thương nhẹ. Đôi khi dù không có chấn thương, người bị loãng xương cũng bị ảnh hưởng lên xương sống làm một số đốt sống bị “xẹp” và biểu hiện gù lưng.

2.  Ai có thể bị bệnh loãng xương?
Theo thống kê vừa được Hội Loãng Xương TP HCM công bố năm 2010 , có  2,1 triệu phụ nữ và 700.000 đàn ông Việt Nam có nguy cơ bị gãy lún đốt sống, gãy xương vùng hông, xương cổ tay và cổ xương đùi vì bệnh loãng xương. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh loãng xương. Tuy nhiên những người có nguy cơ cao  là:
·        Yếu tố di truyền: gia đình có người bị bệnh loãng xương; người lớn tuổi; người xương nhỏ; người châu Á.
·        Thói quen cuộc sống: ít vận động thể lực; hút thuốc lá; nhẹ cân; uống nhiều rượu bia.
·        Yếu tố dinh dưỡng : khẩu phần ăn thiếu can-xi và vitamin D; uống nhiều vitamin A ( trên 10.000 IU/ngày); uống nhiều cà phê ( trên 3 ly/ngày) và ăn nhiều đạm.
·        Yếu tố bệnh lý: phụ nữ sau mãn kinh; nam giới thiếu testosterone; bệnh lý tuyến giáp và cận giáp; một số thuốc như corticoid, thuốc chống động kinh, hóa trị; bệnh đường tiêu hóa mạn tính và một số bệnh ung thư.

 3.      Triệu chứng của bệnh loãng xương là gì?
 Người bị loãng xương hầu như không có triệu chứng gì, có khi chỉ là tình trạng gù, vẹo cột sống trừ khi họ bị gãy xương “giòn”. Triệu chứng của gãy xương “giòn” là: đau vị trí xương gãy và hạn chế vận động.

4.      Bệnh loãng xương được chẩn đoán như thế nào?
Việc chẩn đoán loãng xương khá đơn giản, chính xác và ít tốn thời gian ( mất khoảng 1-2 phút) bằng cách đo mật độ xương. Hiện nay có hai phương pháp đo loãng xương: dùng tia X-quang và sóng siêu âm. Cả hai phương pháp có giá trị tương đương nhau và đều được Hiệp Hội loãng xương Hoa Kỳ chấp thuận dùng để chẩn đoán loãng xương.


Máy đo loãng xương bằng sóng siêu âm

5.      Những người nào nên đi đo loãng xương?
Theo Hiệp Hội Loãng Xương Hoa Kỳ, những trường hợp sau nên đi đo mật độ xương để phát hiện bệnh loãng xương và điều trì kịp thời:
Phụ nữ tiền mãn kinh hay sau mãn kinh.
Nam có yếu tố nguy cơ hoặc có tiền sử bị gãy xương nên khám bác sĩ để được tư vấn trước khi thực hiện.
Người đang điều trị bệnh loãng xương nên đo định kỳ để theo dõi đáp ứng điều trị.

6.      Để có bộ xương khỏe chúng ta nên làm gì?
Nguyên tắc để có bộ xương khỏe mạnh:
·        Cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D.
·        Thường xuyên tập thể dục chịu lực.
·        Dùng thuốc phù hợp khi cần thiết.
·        Tránh thói quen không tốt cho xương như là hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
Can-xi: nếu không được cung cấp đầy đủ, cơ thể sẽ huy động can-xi từ xương vì thế làm xương của bạn yếu đi. Lượng can-xi cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi như sau:
  

TuổiLượng can-xi cần thiết
< 6 tháng tuổi210mg/ngày
7 tháng – 1 tuổi270mg/ngày
1-3 tuổi500mg/ngày
4-8 tuổi800mg/ngày
9-18 tuổi1.300mg/ngày
19-50 tuổi1.000mg/ngày
> 50 tuổi1.200mg/ngày
Có thai, cho con bú 14-18 tuổi1.300mg/ngày
Có thai, cho con bú 14-18 tuổi1.000mg/ngày

Vitamin D: rất cần thiết cho cơ thể để giúp ruột hấp thu can-xi. Lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày được khuyến cáo là:
·        1-50 tuổi: 200IU/ngày.
·        51-70 tuổi: 400IU/ngày.
·        >70 tuổi: 600IU/ngày.
Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo là nên dùng liều 800IU/ngày cho người trưởng thành.

Tập thể dục chịu lực: các môn thể thao đối kháng hay chịu sức nặng giúp xương trở nên cứng hơn, các lọai thể dục có thể áp dụng là chạy hay đi bộ, tập tạ, leo cầu thang…

Dùng thuốc: hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị phòng ngừa loãng xương. Tùy theo mức độ loãng xương và tình trạng bệnh lý kèm theo của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn và theo dõi điều trị cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Osteoporosis brochure by Harvard Medical School
2.  Harrison's Internal Medicine, 7th Edition 2008
3.  Williams Textbook of Endocrinology, 11th  Edition 2008

No comments:

Post a Comment